Header Ads

test

Viêm loét lưỡi có biểu hiện như thế nào

 Các bệnh về lưỡi ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là ăn uống. Nếu không quan tâm và vệ sinh, chăm sóc lưỡi đúng cách thì có thể dẫn đến một số bệnh lý ở lưỡi. Trong bài viết này, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu sẽ liệt kê những bệnh lý xuất hiện phổ biến nhất ở lưỡi.

CÁC BỆNH VỀ LƯỠI THƯỜNG GẶP PHỔ BIẾN NHẤT

Tình trạng viêm lưỡi do bệnh lý

Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi đó là: Sưng to, đỏ, nổi mụn rộp, lở loét, trơn láng và có thể đau hoặc không. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh lý này như sau:

♦ Do bị nhiễm khuẩn, nấm, bệnh nguyên phát của lưỡi gây ra.

♦ Viêm lưỡi do xuất hiện triệu chứng của một bệnh khác như cơ thể thiếu vitamin nhóm B, vitamin PP, thiếu sắt hoặc thiếu máu ác tính.

♦ Do một số bệnh da phát triển toàn thân như nhiễm xoắn khuẩn giang mai, lichen phẳng, áp tơ, ung thư,...

Viêm lưỡi cấp tính nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mãn tính, lúc này bệnh sẽ tái phát lại nhiều lần, khiến việc điều trị khó đạt được hiệu quả. Ngoài ra, đối với bệnh viêm lưỡi Hunter, biểu hiện đó là nhiều nhú lưỡi bị mất, thay đổi màu sắc và kết cấu của lưỡi.

Đây là một trong các bệnh về lưỡi nghiêm trọng, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng. Nếu được chẩn đoán do nguyên nhân nào sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cũng không quên thường xuyên vệ sinh răng miệng, hạn chế uống bia rượu, sử dụng các chất kích thích.

Lưỡi trắng - Các bệnh về lưỡi phổ biến

Đây là tình trạng lưỡi xuất hiện các mảng trắng trên toàn bộ bề mặt, không còn màu hồng tươi. Nguyên nhân chủ yếu do bị khô miệng, hôi miệng, chưa vệ sinh răng miệng kỹ và thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá. Để cải thiện được tình trạng này, đơn giản các bạn chỉ cần có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể, uống đủ nước trong ngày.

Lưỡi trắng do vệ sinh khoang miệng chưa đúng cách

Bệnh loét lưỡi Apthae

Triệu chứng điển của Apthae - một trong các bệnh về lưỡi đó là loét ở chóp lưỡi, mặt bụng lưỡi. Bệnh nhân lúc này sẽ xuất hiện cảm giác đau rát, khó chịu, cản trở quá trình ăn nhai và phát âm. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý bệnh nhân, lo lắng dài ngày khiến ăn không ngon, bị sụt cân nhanh chóng.

Tùy vào kích thước, số lượng, thời gian mà vết loét xuất hiện ta có thể chia Apthae thành 3 loại khác nhau. Loét Apthae nhỏ sẽ có một hoặc nhiều vết loét có kích thước dưới 5mm, sau 7 - 10 ngày sẽ khỏi bệnh và không để lại sẹo. Tuy nhiên, với kích thước lớn từ 1 - 3 cm sẽ để lại sẹo sau khi lành, thời gian bệnh kéo dài đến khoảng 6 tuần.

Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chủ yếu là do di truyền, thay đổi nội tiết, có thói quen hút thuốc lá thường xuyên, căng thẳng kéo dài. Đây là một trong các bệnh về lưỡi cần được điều trị theo chỉ định từ bác sĩ. Thuốc được chẩn đoán điều trị có thể là dạng thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống.

Viêm lưỡi di trú

Có thể thấy, đây cũng là một trong các bệnh về lưỡi xuất hiện phổ biến ở chúng ta. Triệu chứng điển hình là xuất hiện các vùng đỏ, có viền màu vàng xung quanh ở mặt lưỡi, sàn miệng. Nguyên nhân do bề mặt lưỡi thay da quá sớm sẽ để lại lớp niêm mạc da, mang đến cảm giác đau ở người bệnh. Ngoài ra cũng có thể do nứt nẻ, lở miệng do nóng người, thiếu vitamin C,...

Có một số cách để phòng ngừa viêm lưỡi di trú đó là: Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều, hạn chế ăn các món cay nóng, quá mặn hay tính axit cao, không nên sử dụng kem đánh răng nhiều hương liệu như làm trắng răng.

Viêm lưỡi di trú là bệnh lý thường gặp

Bệnh viêm lưỡi bản đồ

Bệnh lý này có dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là xuất hiện viền trắng bên ngoài, phá trong có màu đỏ hơn bình thường, không còn gai lưỡi. Tạo lên những đường cong trông giống như hình bản đồ trong thời gian dài. Đây là một trong các bệnh về lưỡi lành tính, chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt khi bị lở loét.

Bệnh bạch sản

Đây là một bệnh lý có thể dẫn đến ác tính, triệu chứng điển hình là xuất hiện những mảng trắng trên bề mặt lưỡi. Người bệnh không nên chủ quan, bởi có khuynh hướng ác tính nên cần phải làm sinh thiết để xác định tình trạng bệnh. Đến nay chưa có nghiên cứu nào xác định được nguyên nhân cụ thể.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như: Có thói quen hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia thường xuyên. Trong trường hợp bệnh lành tính sẽ tự khỏi sau một thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi sinh thiết dương tính với ung thư thì cần phải tuân thủ theo mọi chỉ định từ bác sĩ.

Ung thư lưỡi

Một trong các bệnh về lưỡi nghiêm trọng nhất đó chính là ung thư lưỡi. Các bệnh nhân bị ung thư lưỡi chủ yếu do ung thư tế bào vẩy. Một số biểu hiện có thể nhận thấy là vết loét xuất hiện dài ngày mà không khỏi, có màu trắng hoặc đỏ ở mặt bên của lưỡi. Bệnh nhân lúc này sẽ đối mặt với tình trạng đau hàm, họng, chảy máu lưỡi, xuất hiện khối u, khi nuốt sẽ bị đau, cảm giác có vật lạ vướng ở họng.

Ung thư lưỡi chủ yếu do ung thư tế bào vẩy

Đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân cụ thể gây ung thư lưỡi. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá; chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu rau xanh, vitamin C; nhiễm virus gây u nhú; có tiền sử bị ung thư lưỡi.

ĐỊA CHỈ KHÁM LƯỠI UY TÍN TẠI TP.HCM

Các bệnh về lưỡi thường không gây khó khăn trong quá trình điều trị, thế nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Để lựa chọn được địa chỉ khám lưỡi uy tín tại TP.HCM, bệnh nhân cần tìm cơ sở y tế được cấp phép hoạt động, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể lựa chọn khoa Tai Mũi Họng tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra các điều trị phù hợp.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Có thể thấy, các bệnh về lưỡi rất đa dạng về tính chất, mức độ. Các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu khuyến cáo mọi người nên có thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Phòng ngừa các yếu tố có nguy cơ gây ra các bệnh lý ở lưỡi.

Không có nhận xét nào