Header Ads

test

Thuốc Neo Tergynan điều trị bệnh gì




Thuốc Neo Tergynan là một trong những loại thuốc đặt phụ khoa cho nữ giới diều trị hầu hết các bệnh viêm âm đạo cho các loại nấm , kí sinh trùng , nhiễm khuẩn hay là cùng lúc nhiễm nhiều loại bệnh khác nhau .

Ngày nay , có rất nhiều trường hợp nữ giới gặp viêm nhiễm các vấn đề phụ khoa và ngại ngùng khi đến các cơ sở khám và điều trị bệnh nên thường mua vội những loại thuốc đặt phụ khoa nhưng không hề biết được hết các công dụng và cách sử dụng của nó dẫn đến các trường hợp bệnh không cải thiện mà còn ngày càng nặng hơn . Vì vậy chúng ta cần hiểu biết về công dụng của các loại thuộc đặt phụ khoa .   


THÔNG TIN VỀ THUỐC NEO TERGYNAN

Thông tin cơ bản

Theo một vài thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh viêm âm đạo do nấm Candida albicans và trùng roi Trichomonas ngày một tăng cao. Và để kiểm soát bệnh này có thể sử dụng thuốc Neo Tergynan. Dưới đây là một số thông tin về thuốc Neo Tergynan:
 Tên gốc: Neomycin Sulfate + Nystatin + Metronidazole
♦ Tên biệt dược: Neo Tergynan
♦ Phân nhóm: Nhóm thuốc tác dụng lên âm đạo
♦ Dạng bào chế: Viên nén đặt âm đạo
Hàm lượng của thuốc – 1 viên thuốc Neo Tergynan có chứa:
♦ Neomycin sulfate: 65.000 IU
♦ Nystatin: 100.000 IU
♦ Metronidazole: 500 mg
Thuốc đặt Neo Tergynan được dùng trong điều trị viêm âm đạo
Thuốc đặt Neo Tergynan được dùng trong điều trị viêm âm đạo

Công dụng của thuốc Neo Tergynan

Thuốc Neo Tergynan có chứa nhiều thành phần hoạt chất khác nhau, mỗi hoạt chất sẽ có công dụng riêng biệt. Cụ thể:
♦ Neomycine Sulfate: Là một dạng kháng sinh có công dụng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trên các mầm bệnh có khả năng sinh mủ ở âm đạo.
♦ Metronidazole: Là kháng sinh thuộc nhóm Nitroimidazoles. Thành phần này tác dụng tiêu diệt trùng roi Trichomonas, Gardnerella vaginalis và vi khuẩn kỵ khí, giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng.
♦ Nystatine: Có công dụng kháng nấm, ngăn ngừa sự phát triển của các vi nấm gây bệnh.
Nhờ có những thành phần hoạt chất kể trên, thuốc Neo Tergynan có tác dụng điều trị tại chỗ bệnh viêm âm đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
♦ Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
♦ Nhiễm các loại ký sinh trùng
♦ Nhiễm nhiều mầm bệnh cùng một thời điểm

Chỉ định của thuốc Neo Tergynan

Neo Tergynan điều trị các bệnh viêm âm đạo do nhiễm nấm và vi khuẩn
Neo Tergynan điều trị các bệnh viêm âm đạo do nhiễm nấm và vi khuẩn
Thuốc Neo Tergynan thường được chỉ định trong điều trị các bệnh viêm âm đạo như:
♦ Viêm âm đạo do nhiễm vi nấm Candida albicans
♦ Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas và Gardnerella vaginalis gây ra
♦ Viêm âm đạo do nhiễm nấm men cùng lúc với trùng roi Trichomonas
♦ Viêm âm đạo do nhiễm các dạng vi khuẩn sinh mủ thông thường
♦ Viêm âm đạo do các tác nhân kết hợp

LIỀU LƯỢNG – CÁCH SỬ DỤNG THUỐC NEO TERGYNAN

Liều dùng của thuốc Neo Tergynan

Thuốc Neo Tergynan vẫn chưa được kiến nghị sử dụng cho trẻ em. Đối với người lớn, tần suất sử dụng thuốc và liều lượng còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người.
Thông thường, liều lượng tham khảo cho người lớn là:
♦ Đặt âm đạo 1 lần/ 1 viên, 1 – 2 viên/ ngày và sử dụng liên tục trong 10 ngày.

Cách sử dụng thuốc Neo Tergynan

Hướng dẫn sử dụng thuốc đặt phụ khoa Neo Tergynan
Hướng dẫn sử dụng thuốc đặt phụ khoa Neo Tergynan
Khi điều trị viêm âm đạo bằng thuốc đặt Neo Tergynan, để thuốc phát huy hiệu quả tích cực và không gây ra các tác dụng phụ, các chị em nên thực hiện như sau:
♦ Vệ sinh tay cũng như vùng kín thật sạch sẽ.
♦ Tiếp đến, cho viên thuốc vào trong nước khoảng 20 – 30 giây.
♦ Sau đó, kẹp viên thuốc giữa hai ngón tay và đặt sâu vào bên trong âm đạo. Những tư thế nên áp dụng khi đặt thuốc là: Ngồi xổm, đứng gác một chân lên ghế thấp, nửa nằm nửa ngồi.
♦ Trước khi sử dụng thuốc Neo Tergynan, các chị em nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc nếu phát sinh bất kỳ triệu chứng bất thường nào, các chị em nên liên hệ ngay với nhân viên y tế để được kiểm tra.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC NEO TERGYNAN

Khuyến cáo

Để hạn chế phát sinh tác dụng phụ, khi sử dụng thuốc Neo Tergynan các chị em nên lưu ý những điểm sau đây:
 Các chị em không nên uống rượu trong quá trình dùng thuốc Neo Tergynan. Bên cạnh đó, cũng không nên sử dụng rượu bia sau khi ngưng thuốc 1 ngày.
♦ Dùng thuốc Neo Tergynan đúng và đủ liều, khoảng 7 – 10 ngày, không nên dùng thuốc quá 14 ngày. Nếu đã qua 10 ngày bệnh vẫn không thuyên giảm, các chị em cũng phải ngừng thuốc và tiến hành tái khám.
♦ Không nên lạm dụng thuốc Neo Tergynan, vì loại thuốc này có thể gây kháng thuốc, tiêu diệt lợi khuẩn bên trong âm đạo và làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
♦ Thời gian thích hợp để sử dụng thuốc đặt âm đạo là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
♦ Nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian sử dụng thuốc đặt Neo Tergynan.

Tác dụng phụ của thuốc Neo Tergynan

Trong quá trình điều trị viêm âm đạo bằng thuốc Neo Tergynan, chị em phụ nữ có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như:
♦ Ngứa ngáy hoặc nóng rát âm đạo
♦ Đau bụng, cảm thấy buồn nôn
♦ Lưỡi có vị đắng
♦ Ngoài ra, một số trường hợp còn có thể gặp phải một vài biểu hiện khác không được đề cập bên trên. Do đó, các chị em nên tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình đặt thuốc Neo Tergynan.
Nữ giới có thể ngứa ngáy hoặc nóng rát âm đạo khi dùng Neo Tergynan
Nữ giới có thể ngứa ngáy hoặc nóng rát âm đạo khi dùng Neo Tergynan

Tương tác thuốc

Thuốc Neo Tergynan có thể tương tác với một vài loại thuốc khi sử dụng cùng lúc và làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc có khả năng tương tác với Neo Tergynan:
♦ Disulfiram và Lithi
♦ Phenytoin
♦ Các loại thuốc chống đông máu, ví dụ như warfarin

Nhóm đối tượng không nên sử dụng Neo Tergynan

Khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Neo Tergynan để điều trị viêm âm đạo cho một số đối tượng sau:
♦ Phụ nữ mang thai, bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú
♦ Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Neo Tergynan
♦ Người cao tuổi và trẻ nhỏ, những người nghiện rượu.
♦ Người đang điều trị bằng các loại thuốc khác có khả năng tương tác với thuốc Neo Tergynan.
♦ Người đang mắc phải các bệnh lý như: động kinh, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn máu, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến yên hay bệnh gan.


Xem thêm:

https://dakhoahoancautphcm.vn/

Không có nhận xét nào