Sâm bố chính có công dụng gì
Một trong những loại dược liệu thiên nhiên có công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe, đó là sâm bố chính. Loại sâm này có tác dụng tẩm bổ không thua kém gì các loại nhân sâm Hàn Quốc, giúp tăng cường sinh lý và điều hòa kinh nguyệt.
TÌM HIỂU VỀ SÂM BỐ CHÍNH
Mô tả chung
- Sâm bố chính còn được biết đến với tên gọi khác là sâm báo, sâm thổ hào,sâm Phú Yên. Sở dĩ có tên bố chính bởi vì được một y gia của Việt Nam sử dụng loại sâm này đầu tiên ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Baình.
- Cây sâm thuộc nhóm cây thân thảo sống dai, mọc đứng nhưng yếu ớt, cao khoảng tầm 1m. Rễ mẫm có màu vàng nhạt hoặc trắng nhạt với đường kính 1,5-2cm, nhiều rễ có hình dạng người rất giống nhân sâm.
Lá có hình trái xoan ở phía gốc cây, hình trái tim hoặc hình mũi tên ở cuối phiến lá, đầu phiến lá thường không nhọn. Càng lên phía ngọn cây, lá càng hẹp.
- Hoa có màu hồng hoặc đỏ, phớt vàng với đường kính 8cm, mọc đon độc ở kẽ lá. Cuống hoa có lông cứng hơi phồng đầu
- Quả hình hình trứng nhọn có lông ở mặt ngoài. Khi quả chín nứt thành 5 mảnh, mặt ngoài và mặt trong đều có lông.
- Hạt hình thận có màu nâu, ở mặt ngoài có những đường vân rất sít nhau tạo thành những ụ màu vàng.
Sâm bố chính
Khu vực phân bố
Sâm mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Ở khu vực miền bắc bao gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngoài ra, có người còn phát hiện cây sâm mọc nhiều ở núi Báo, tỉnh Thanh Hóa. Ở miền trung sâm mọc tại Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam.
Cách thu hái và chế biến
Sâm bố chính có thể thu hoạch được từ sau 1 năm trồng trở lên. Tuy nhiên, sâm càng lâu năm càng có giá trị về dược tính cao. Thu hoạch vào mùa thu đông hằng năm.
Sau khi thu hoạch, có 2 cách chế biến sâm ở dạng:
Sâm tươi: Rửa sạch củ sâm rồi ngâm với nước vo gạo 1 đêm. Sau đó, rửa sạch rồi để ráo nước và tiếp tục ngâm với rượu 40-45 độ.
Củ khô: Cách chế biến củ khô tương tự như các công đoạn ngâm củ tươi. Tuy nhiên, sau khi ngâm với nước vo gạo có thể thái mỏng củ sâm hoặc để nguyên củ rồi đem phơi khô. Đóng gói và bảo quản củ khô để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong mỗi củ sâm có các thành phần hóa học như:
Acid amin gồm các chất: Valin, histidin, threonine, prolin, leucin, alanine, tyrosin, phenylalanine, arginine.
- Lipit: Acid stearic, acid myrisric, acid stearic, acid palmitic, acid oleic, acid linolenic.
- Protein.
- Hytosterol.
- Acid hữu cơ, acid béo, coumarin, hợp chất uronic.
Củ sâm tươi với nhiều thành phần dược lý
SÂM CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Công dụng
- Theo y học cổ truyền loại sâm này có công dụng điều trị một số triệu chứng:
Điều trị ho
Điều hòa kinh nguyệt
Tác dụng hạ sốt
Tác dụng bồi bổ cơ thể
Hỗ trợ điều trị ung thư
Tăng cường chức năng tiêu hóa
- Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại, sâm có tác dụng ức chế thân kinh trung ương giúp an thần.
Các bài thuốc điều trị
Thuốc điều trị ho: Dùng 10g sâm bố chính khô, 8g cam thảo bắc, 500ml nước. Đun sôi đến khi còn khoảng 20ml nước uống 2 lần/ngày.
Thuốc tăng cường sinh lý: Dùng 1kg củ sâm khô, 1kg sâm cau khô, 300g dâm dương hoắc ngâm với 10-12 lít rượu. Ngâm khoảng 1 tháng trở lên có thể dùng được. Mỗi ngày uống 1 ít rượu sâm giúp khắc phục xuất tinh sớm, tăng cường sinh lý.
Thuốc bổ, kiện tiêu hóa: Dùng 1kg củ khô ngâm với 4-5 lít rượu 40 độ. Sau 1 tháng ngâm có thể dùng được,lúc này rượu có mùi thơm, vị ngọt nhẹ rất dễ uống.
Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Kết hợp sâm với ngải cứu, ích mẫu, sắc lấy nước uống trong 1 tuần.
Chữa động kinh: Dùng 20g sâm, sinh địa mỗi thứ khoảng 20g, đại táo, sài hồ, hoàng cầm mỗi thứ khoảng 20g, đương quy, bạch tược mỗi thứ 8g, xuyên khung 6g, cam thảo 4g, tất cả được sắc lấy nước uống mỗi ngày/tháng.
Thuốc chữa bệnh trầm cảm: Kết hợp 16g củ sâm khô, bá tử nhân, hoài sơn, long nhãn, hà thủ ô mỗi thứ 12g, bán hạ chế, cam thảo dây, toan táo nhân, xương bồ, liên tu mỗi thứ 8g, nhục quế 4g, sắc lấy nước uống mỗi ngày/tháng.
Thuốc bổ khí huyết: Dùng 30g sâm bố chính, hoài sương, đương quy, ý dĩ sao mỗi thứ 15g, hồi đầu 12g trộn với mật ong vo thành viên để dùng, mỗi lần dùng khoảng 15-20g.
Thuốc hoàn đại bổ: Dùng 100g củ đinh lăng, 100g củ sâm khô, trần bì 20g, rau thai nhi 1 bộ, hà thủ ô đỏ 60g kết hợp với 1 lượng mật ong vừa đủ để dùng.
Ngoài ra, còn có các bài thuốc khác điều trị các triệu chứng: trị lao phổi ở trẻ em, chữa ra mồ hôi, nóng sốt, chữa suy nhược cơ thể cho đối tượng có bệnh về đường hô hấp, chữa táo bón, trị đái đường ra dưỡng chất, chữa mỏi lưng…
Xem thêm :
Post a Comment